*/ Bệnh trắng đuôi:
a) Tác nhân gây bệnh
Vi khuẩn gây bệnh trắng đuôi là trực khuẩn: Pseudomonas dermoalba. đây là trực khuẩn hình que, kích thước 0,6-0,7µm (micromet).
b) Triệu chứng bệnh lý:
Dấu hiệu đầu tiên ở đuôi có các đốm trắng, sau lan dần về phía trước đến vây lưng và vây hậu môn, cả đoạn thân sau màu trắng. Khi bị nghiêm trọng cá mất đuôi bơi cắm đầu xuống đáy, đuôi vuông góc với mặt nước. Thời gian này rất ngắn, cá mất đuôi chỉ chết trong vài giờ hoặc vài ngày.
c) Phân bố của bệnh:
Cá mắc bệnh đốm trắng hay bệnh trắng đuôi xuất hiện ở tất cả các giai đoạn của các loài cá nhưng nhiều nhất ở cá hương và phân bố vào mùa khô của các tỉnh phía Nam. Các loài cá vận chuyển đi xa thường mắc bệnh này, nhiều nhất ở các loài cá mè. Bệnh thường xuất hiện ở môi trường nước không trong sạch, bón nhiều phân hữu cơ không ủ kỹ.
d) Chẩn đoán bệnh trắng đuôi:
Bệnh trắng đuôi khi đã nhìn thấy đốm trắng là đã đến giai đoạn nghiêm trọng. Thông thường quan sát thấy một số con ở phía sau có đốm trắng. Một số treo đuôi trên mặt nước. Lấy bệnh phẩm để phân lập vi khuẩn sau đó cùng gây cảm nhiễm vi khuẩn trở lại cho cá khoẻ mạnh để so sánh triệu chứng bệnh.
Hình 3.2 Cá bị nhiễm bệnh trắng đuôi
e) Phòng trị bệnh:
Phòng bệnh
Cải tạo ao nuôi kỹ tránh ô nhiễm.
Ương cá với mật độ không quá dày
Giữ gìn nước trong sạch, thức ăn tự nhiên phong phú, thao tác khai thác nhẹ nhàng.
Khi vận chuyển hoặc thả cá tắm bằng Streptomycine 25mg/l thời gian 30phút.
Trị bệnh:
Phun Clorua vôi khắp ao nồng độ 1ppm. Một chương trình nghiên cứu chung giữa Viện nuôi trồng thuỷ sản Anh vàCông ty công nghệ Stirling and Pisces, do Hiệp hội cá hồi Anh và DEFRA tài trợ, đã phát minh ra một hệ thống cơ học giúp ngăn ngừa nguy cơ bùng phát dịch đốm trắng trong nuôi trồng thuỷ sản. Hệ thống này đã được thử nghiệm thành công trên qui mô thương mại với những kết quả rất ấn tượng. Ban đầu, hệ thống mới được thử nghiệm trên mô hình nuôi nước chảy, nhưng các thử nghiệm khác sắp tiến hành ñối với hoạt động nuôi trong ao – bể cũng được dự đoán sẽ mang lại các kết quả tương tự. Thiết bị cơ bản trong hệ thống này là một đầu hút đặc biệt được nối vào máy bơm. Thay vì chà quét, làm vệ sinh theo cách thông thường, thiết bị này sẽ giúp hút sạch mặt đáy của ao/bể nuôi khỏi các bào xác không mong muốn. Việc thiết kế và bố trí máy hút đảm bảo các con giống không bị cuốn theo và bị làm dập nát. Một ưu điểm khác của hệ thống này là có thể loại bỏ hiệu quả thức ăn dư thừa và các chất lắng cặn, giúp cải thiện chất lượng nước và môi trường nuôi thuỷ sản.Dụng cụ thứ hai, cũng rất cần thiết trong hệ thống này, là một tấm lót pôlyme có độ bám dính thấp nhằm hạn chế tình trạng bám dính của các bào xác và nguy cơ các bào xác phát triển trong các khe, lỗ của những bề mặt không bằng phẳng.
Một tin vui khác đối với những người nuôi trồng thuỷ sản là hệ thống này có thể là một bước tiến tích cực hướng tới những giải pháp nuôi trồng thân thiện hơn với môi trường, bởi vì nó giúp loại bỏ nhu cầu sử dụng formalin và các hoá chất khác để điều trị bệnh cho thuỷ sản.)