Bệnh Đốm đỏ trên cá

*/ Bệnh đốm đỏ:

a/ Tác nhân gây bệnh
Các loài vi khuẩn gây bệnh đốm đỏ thuộc các giống:
-Pseudomonas, bao gồm các loài: P. fluorescens, P. punctata, P. capsullata, P.mesenteria.
-Aeromonas, bao gồm các loài: A.carviea, A.sobrria.
-Edward siella tarta.
Vi khuẩn Pseudomonas fluoescens là trực khuẩn hình que, hiếu khí, nhiệt độ 55 độ C sau 30 phút sẽ bị chết. Các loài vi khuẩn Aeromonas hình que ngắn, di động nhờ một tiêm mao và yếm khí tùy tiện. đây là các vi khuẩn gây bệnh đốm đỏ nghiêm trọng ở Việt Nam.

b/ Triệu chứng và biến đổi bệnh lý của bệnh đốm đỏ

Bệnh Đốm đỏ trên cá

Hình 3.1 Cá trắm cỏ bị bệnh đốm đỏ

Dấu hiệu bệnh lý đầu tiên là cá bỏ ăn, nổi lờ đờ trên tầng mặt, da cá đổi màu thành tối, không có ánh bạc, cá mất nhớt, cơ thể bị xuất huyết, dưới lớp vảy da bị viêm, vẩy rụng nhất là ở hai bên thân và bụng. Toàn bộ hay một phần gốc vây bị tụ máu. Xương nắp mang tụ máu thành từng khối màu ñỏ, giữa nắp mang mất sắc tố hoặc bị ăn mòn trong suốt.
Giải phẫu nội tạng: xoang cơ thể chứa đầy dịch màu vàng, gan, mật thận, ruột bị tụ máu và viêm, ruột không có thức ăn có thể chứa đầy hơi và hoại tử.

c) Phân bố và lan truyền bệnh:
Tất cả các loài cá và tất cả các giai đoạn của cá đều có thể mắc bệnh đốm đỏ, nhất là ở các thuỷ vực nhiều chất hữu cơ và quá thừa thức ăn, chất nước biến đổi theo chiều hướng ô nhiễm dễ tạo cơ hội gây bệnh đốm đỏ và dễ lan truyền bệnh.

d) Chẩn đoán
Căn cứ vào triệu chứng bệnh lý có tính chất điển hình để chẩn đoán sơ bộ (đây là biện pháp chủ yếu của người nuôi cá). Các biện pháp khác dùng trong phòng thí nghiệm. Tiến hành nghiên cứu bệnh phẩm trên cơ thể cá bị bệnh bằng phương pháp nghiên cứu vi khuẩn.
Phân lập vi khuẩn và đem cảm nhiễm lại cá khoẻ để kiểm chứng triệu chứng có đúng với bệnh đang nghiên cứu hay khác.

Nghiên cứu một số chỉ tiêu của máu.

e) Phòng và trị bệnh đốm đỏ:
Phương pháp phòng bệnh:
-Tẩy dọn ao sạch sẽ trước khi thả cá.
-Thao tác nhẹ nhàng khi luyện cá.
-Chọn cá giống có sức đề kháng tốt. Kiểm dịch cá khi thả.
-Mật độ thả vừa phải, không dày quá.
 Phương pháp chữa bệnh:
Nếu cá bị bệnh sẽ sử dụng một trong các cách chữa như sau:
-Cá giống dùng phương pháp tắm thời gian 1 giờ, Oxytetraciline nồng độ 20-50ppm (20-50gam/m3).
-Cá thịt dùng phương pháp cho ăn kháng sinh trộn với thức ăn tinh, thuốc phối chế KN-04-12: liều dùng 4g/kg cá/ngày, cho ăn liên tục 5-7 ngày, riêng kháng sinh từ ngày thứ 2 trở đi liều giảm đi 1/2.

Không Gian Xanh - Quảng Ngãi

Chuyên thiết kế và thi công hồ cá Koi đẹp, cảnh quan sân vườn, tiểu cảnh, tường trang trí, vẽ mỹ thuật,...

Giỏ hàng
icon zalo
nhắn tin facebook
0889 999 145 gọi điện thoại